Gear up – Bánh răng khởi nghiệp
1 tuần cắm trại tại Saigon Innovation Hub nên hứng lên đọc quyển Gear up đối chiếu những trải nghiệm mình có được từ dự án Alfazi với những bài học của những người đã đi trước xem thế nào.
Nhìn chung quyển sách viết khá là hàn lâm về những hành trang, kinh nghiệm của những startup thành công, lấy ý tưởng chính từ giáo trình dạy về khởi nghiệp của giáo sư Tom Kosnik ở Đại học Stanford. Mình có duyên với quyển sáng từ lúc tham gia VYE (Viet Youth Entrepreuners) Boot Camp. Được trực tiếp nghe thầy Tom Kosnik – giáo sư trường Stanford chia sẻ về các “bánh răng” để khởi nghiệp. Nhưng nghe tai này lọt tai kia, mọi thứ cứ mông lung như một trò đùa. Và cứ thế bồng bột lao đầu vào tham gia vào “phong trào khởi nghiệp”. *Tuy chưa thành công nhưng rất đáng để trải nghiệm )*
Lời nói đầu của anh Đỗ Anh Minh có thể là phần mình thích nhất trong cả quyển sách. Đúng là khi muốn bắt đầu một thứ gì đó mạo hiểm và lớn lao, chúng ta cần phải có nền tảng nhất định và những kỹ năng phải được trui rèn thường xuyên. Tư duy phản biện, khát khao “làm giàu”, kiến thức kinh doanh căn bản và đặc biệt là cách chế ngự cái tôi là những thứ rất cần thiết cho những “nhà khởi nghiệp”. Làm mọi thứ một mình thì sẽ rất khó để thành công nhưng để chờ đợi và tìm kiếm một dream team thì cũng không là vấn đề dễ dàng gì. Vì thế con người là nhân tố quan trọng nhất nếu muốn tạo ra sự khác biệt.

Gear up – Bánh răng khởi nghiệp
Tổng quan về những bánh răng, kiến thức có vẻ chung chung và kiểu “ngoại ngoại”, khá là khó hiểu với những người chưa có kinh nghiệm hoặc mới bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, mình đánh giá cao những bài học thực tế cũng như những mô hình mà sách đưa đến cho người đọc.
Tự chấm quyển sách so với kỳ vọng: 7/10
6th Books Review of #52BooksReviewChallenge