Đàn Ghita của Lorca – Thanh Thảo là tác phẩm mang đậm tính siêu thực kể về câu chuyện của một người nghệ sỹ tài hoa cống hiến hết đời vì nghệ thuật, vì cái đẹp. “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Câu nói nổi tiếng ấy làm dấy lên niềm cảm hứng cho biết bao nhiêu thế hệ nghệ sỹ, những người hết mình vì cái đẹp. Tác phẩm

này đã góp phần nói lên thực trạng xã hội về sự tôn vinh và trân trọng những con người làm nghệ thuật. Hãy cùng Study Online – Học Trực Tuyến làm một bài nghị luận xã hội về vấn đề này nhé!

Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li la li la li la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

 

Tây Ban Nha

hát ngêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

chàng đi  như người mộng du.

(Trích “Đàn ghita của Lorca”- Thanh Thảo)

đàn ghita của Lorca

Đàn ghita của Lorca

Đề bài:

Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ trên. Qua thân phận của người nghệ sĩ tài hoa mà bất hạnh Lorca, anh/ chị suy nghĩ gì về sự tôn vinh của Đảng và nhà nước ta ngày nay đối với các nghệ sĩ.

Hướng phân tích

Thanh Thảo là một trong những cây bút tiêu biểu của lớp thơ trẻ thời chống Mĩ. Ông cũng là người có đóng góp lớn cho sự cách tân thơ Việt. “Đàn ghita của Lorca” rút trong tập “Khối vuông ru-bic thể hiện rõ đặc trưng tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực…

Giới thiệu về hình tượng Lorca

Lorca là một tài năng chói sáng của văn học hiện đại Tây Ban Nha thế kỉ XX; là người cổ vũ nồng nhiệt nhân dân Tây Ban Nha đấu tranh với mọi thế lực áp chế đòi quyền sống chính đáng cho con người và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân nghệ thuật…Lorca đã bị bọn phát xít Phrăng cô sát hại khi mới 38 tuổi. “Đàn ghita của Lorca” được khơi nguồn cảm hứng từ cuộc đời và những giây phút bi tráng của nhà thơ Lorca.  Ở bài thơ này tác giả tập trung xây dựng hai hình tượng nghệ thuật: hình tượng Lorca và hình tượng tiếng đàn

Trong đoạn thơ trên, Lorca xuất hiện trong một không gian văn hóa đậm chất  Tây Ban Nha với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: Tiếng đàn, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng, yên ngựa.
+ “Tiếng đàn bọt nước” gợi liên tưởng tới cây đàn ghita- niềm tự hào của xứ sở Tây Ban cầm. Hình ảnh này vừa biểu tượng cho nền nghệ thuật, nền văn hóa của đất nước Tây Ban Nha vừa gợi tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ Lorca cùng với khát vọng cách tân nghệ thuật đồng thời gợi sự mong manh, dễ vỡ của nghệ thuật trong thời kì cái ác ngự trị.

+ Hình ảnh “Áo choàng đỏ gắt” gợi đến các đấu sĩ bò tót-một biểu tượng của Tây Ban Nha, gợi bản sắc văn hóa Tây Ban Nha. Hình ảnh này còn biểu tượng cho khung cảnh chính trị Tây Ban Nha dưới chế độ độc tài( màu đỏ gắt là màu máu, cả Tây Ban Nha là một đấu trường…)
Giữa khung cảnh chính trị Tây Ban Nha, Lorca xuất hiện là một nghệ sĩ tự do và cô đơn: Đi lang thang về miền đơn độc.=> Lorca hoàn toàn cô đơn khi đi tìm cái đẹp trong thế giới bạo tàn

Khắc họa hình tượng Lorca, Thanh Thảo tập trung tái hiện lại cái chết oan khuất của Lorca:Tây Ban Nha
Hát ngêu ngao

Bỗng kinh hoàng

Áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

Chàng đi  như người mộng du

Áo choàng bê bết đỏ -> gợi cái chết của Lorca

– > Biểu tượng cho Tây Ban Nha bị khủng bố.

=>Lorca là một chiến sĩ, một nghệ sĩ có lí tưởng cao đẹp. Tên tuổi của Lorca đã trở thành biểu tượng cho cái đẹp, cái cao cả.
Thái độ của nhà thơ: Bộc lộ niềm xót thương sâu sắc đối với một thiên tài, sự  nuối tiếc những cách tân nghệ thuật dang dở của Lorca, sự tôn vinh, lòng thành kính của nhà thơ dành cho Lorca( Phân tích chuỗi âm li la li la li la) 0.5

Số phận Lorca là số phận của người nghệ sĩ tài hoa mà bất hạnh dưới chế độ độc tài Tây Ban Nha.Liên hệ: về sự tôn vinh của Đảng và nhà nước ta ngày nay đối với các nghệ sĩ
-Đảng và nhà nước ta luôn tôn vinh, khẳng định vai trò to lớn của người nghệ sĩ ( dẫn chứng)

suy nghĩ của bản thân về sự tôn vinh của Đảng và nhà nước ta ngày nay đối với các nghệ sĩ….

-Bài học: trân trọng  các văn nghệ sĩ,  tôn vinh cái tài, cái đẹp, khẳng định vai trò to lớn của người nghệ sĩ trong một xã hội mới.

ALFAZI TEAM – Tổng hợp bài văn mẫu nghị luận văn học – nghị luận xã hội ôn thi THPT Quốc gia 2016 

Nghi luan van hoc