1. Bitcoin là gì?
2. Bitcoin đang được hỗ trợ bởi thứ gì?
Nguyên lý nòng cốt của Bitcoin là Blockchain (chuỗi khối), mỗi một khối ứng với một sổ cái, khi liên kết tất cả các khối lại sẽ tạo thành chuỗi khối, mọi thông tin giao dịch và nhật ký chuyển khoản đều được ghi chép lại vào Blockchain. Cần chú ý rằng Blockchain tồn tại trong cả hệ thống Internet, tất cả các thợ đào đều có thể nhìn thấy, mỗi một người đều có một bản sao của cả chuối khối, điều này làm cho nó không thể bị thao túng bởi một cá thể nào đó.
3. Ai là người kiểm soát Bitcoin?
Bitcoin là hệ thống phân quyền, nghĩa là không một cá nhân hay cơ quan trung ương có quyền lực nào kiểm soát được Bitcoin. Bitcoin được sáng lập ra bởi một người có nickname “Satoshi Nakamoto”, nhưng danh tính thật sự thì không ai biết, hơn nữa người này (hoặc một tập thể nào đó) đến nay cũng không có quyền kiểm soát Bitcoin.
4. Giá trị của Bitcoin được đánh giá như thế nào?
Độ dao động giá trị của Bitcoin nằm ở việc mua bán giống như cổ phiếu, nhưng giá trị Bitcoin đại diện cho cái gì thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Về lý thuyết, giá trị của Bitcoin nên phản ánh sự tin tưởng vào công nghệ của nhà đầu tư đối với Bitcoin. Nhưng thực tế, đa phần nhà đầu tư coi Bitcoin như một loại hàng hóa, vì nó có giới hạn. Satoshi Nakamoto đã đặt hạn mức cao nhất cho Bitcoin là 21 triệu. Hiện tại đã có 16.700.000. Mỗi khi thợ đào tải một khối mới lên Blockchain thì có thể nhận được một số lượng coin mới rất ít để làm phần thưởng.
5. Bitcoin có phải lừa đảo?
Bitcoin không phải lừa đảo. Bitcoin là một loại công nghệ hợp pháp. Vấn đề là nó có thể trở nên hữu dụng và tạo ra giá trị lớn.
6. Liệu có một loại tiền thật nào được gọi là Bitcoin không?
Không có. Bitcoin là một loại tiền mà bạn không thể nào chạm vào được, vì trên thực tế nó là một phần mềm. Có thể bạn đã từng nhìn thấy những hình ảnh giống như đồng tiền Bitcoin trên mạng, nhưng đó chỉ là quà lưu niệm, không thể đổi thành Bitcoin.
7. Bitcoin có hình dạng giống như vàng không?
Bitcoin có một điểm rất giống với vàng, đó chính là nhà đầu tư cho rằng nó có giá trị lưu trữ rất tốt. Bạn có thể có được Bitcoin bằng cách tải một hệ thống các mã số về một công cụ tương tự USB, nhưng bạn không thể chạm vào nó như chạm vào vàng, hơn nữa Bitcoin cũng không lấp lánh như vàng.
8. Giá trị của Bitcoin có hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tự do không?
Phần lớn là như vậy. Lượng cung cấp Bitcoin có hạn, do đó khi nhu cầu tăng cao, giá của nó cũng sẽ tăng lên. Sự sáng tạo trong công nghệ cũng sẽ giúp cho giá trị của Bitcoin. Khi Bitcoin ra đời vào năm 2009, nó vẫn chỉ là một thứ mới lạ, nhưng đến giờ thị trường đã cho rằng Bitcoin đáng giá một số tiền.
9. Bitcoin không tồn tại trong thế giới hiện thực, vậy làm thế nào nó lại có giá trị của tiền tệ?
Thực tế, Bitcoin có tồn tại trong thế giới thực, cũng giống như hệ thống thao tác của điện thoại hay máy tính, nó là một loại phần mềm, mà một số phần mềm cũng có giá trị của nó.
10. Nếu nó là ảo, hư cấu thì Bitcoin có thể sao chép được không?
Đúng vậy, tất cả các giao dịch của Bitcoin đều được lưu trữ trên sổ cái công nghệ được phân chia, cũng chính trong Blockchain. Bạn có thể sao chép Blockchain nhưng đó chỉ là một bản ghi chép, vì thế bạn không thể thay đổi sự phân bố của Bitcoin.
11. Bitcoin có phải là tiền pháp định không?
Hiện tại Mỹ chưa coi Bitcoin là tiền pháp định. Ví dụ, ở Mỹ người kinh doanh bắt buộc phải chấp nhận Đô la Mỹ, khiến cho nó trở thành tiền pháp định. Chính phủ Mỹ cho phép giao dịch Bitcoin, nhưng không cần tất cả các đại lý xe hơi hoặc khách sạn phải chấp nhận nó. Cùng lúc đó thì ở Nhật Bản, Australia và một số quốc gia khác đã thừa nhận Bitcoin là một loại tiền pháp định.
12. Vật thế chấp đằng sau Bitcoin là gì?
Không có gì cả. Blockchain Bitcoin ghi chép lại tất cả các giao dịch của Bitcoin, rồi được đối chiếu làm cho nó có hiệu lực. Nhưng đây không phải là vật thế chấp. Đằng sau Bitcoin không hề có bất kỳ tài sản hữu hình nào, giống như lấy xe hay lấy nhà làm vật thế chấp.