Biết nhiều ngôn ngữ là một lợi thế rất lớn cho bất cứ công dân nào trên thế giới ngày càng phẳng hiện nay. Ngoài việc thoải mái hơn khi đi du lịch hay xem phim mà không cần phụ đề, việc biết hai hay nhiều ngôn ngữ đồng nghĩa với việc não của bạn khác cả về cấu trúc cách làm việc so với những người chỉ nói 1 thứ tiếng.

Vậy việc biết một thứ tiếng thực sự là như thế nào?

Khả năng ngôn ngữ thường được đánh giá theo hai kĩ năng chủ động nói và viết và hai kĩ năng bị động nghe và đọc. Trong khi một người có khả năng ngôn ngữ cân bằng gần như có khả năng trôi chảy như nhau ở tất cả các kĩ năng của cả hai ngôn ngữ. Hầu hết những người nói hai ngôn ngữ trên thế giới hiểu và sử dụng ngôn ngữ ở những mức độ rất khác nhau. Và tùy thuộc và hoàn cảnh và cách họ học mỗi ngôn ngữ họ có thể được chia làm 3 loại chính.
Ví dụ như Gabriella, gia đình cô bé di cư từ Peru tới Mỹ khi cô bé mới 2 tuổi. Là một người song ngữ phức hợp cô bé phát triển hai ngôn ngữ song song với cùng những khái niệm giống nhau, học tiếng Anh và Tây Ban Nha cùng lúc khi bắt đầu nhận thức thế giới xung quanh.

Người anh tuổi thiếu niên của cô bé thì lại thuộc kiểu song ngữ ngang hàng, cậu học từ hai bộ khái niệm khác nhau học tiếng anh ở trường trong khi vẫn nói tiếng Tây Ban Nha với gia đình và bạn bè. Cuối cùng, cha mẹ của  Gabriella có lẽ thuộc kiểu song ngữ thứ cấp. Họ học ngôn ngữ thứ hai thông qua tiếng mẹ đẻ của mình. Bởi vì tất cả các kiểu người song ngữ đều có thể thành thạo một ngôn ngữ nào đó, không kể đến giọng hay phát âm, sự khác biệt giữa các kiểu song ngữ có thể khá khó để nhận ra.

Ngôn ngữ tác động đến não bộ

Những tiến bộ gần đây trong công nghệ chụp hình não bộ đã cho phép các nhà thần kinh học tìm hiểu các khía cạnh của việc học ngôn ngữ tác động đến não bộ ra sao. Đa số mọi người biết rằng bán cầu não trái mạnh hơn trong các quá trình tư duy logic trong khi bán cầu phải thiên về tư duy cảm xúc và xã hội, mặc dù đây không phải là sự phân chia tuyệt đối. Việc khả năng ngôn ngữ liên quan tới cả hai loại chức năng não bộ trong khi sự phân hóa chức năng tiến triển theo tuổi tác đã dẫn tới giả thuyết “giai đoạn quan trọng”. Theo lý thuyết này, trẻ em học ngôn ngữ dễ dàng hơn vì sự não bộ đang phát triển của chúng có sự linh hoạt cao hơn cho phép chúng sử dụng cả hai bán cầu não để học ngôn ngữ. Trong khi đó ở người lớn, ngôn ngữ được phân hóa về một bên bán cầu thường là bán cầu trái. Nếu điều này là đúng, việc học một ngôn ngữ từ khi còn nhỏ sẽ giúp bạn có hiểu biết toàn diện hơn về ngữ cảnh xã hội và cảm xúc của ngôn ngữ đó. Ngược lại, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người học ngoại ngữ khi đã đến tuổi trưởng thành ít bị cảm xúc chi phối và có cách tiếp cận lý trí hơn khi đối mặt với các vấn đề bằng ngoài ngữ so với trong tiếng mẹ đẻ. Nhưng dù cho bạn học ngoại ngữ khi nào việc biết nhiều ngôn ngữ, thứ tiếng giúp
não bộ của bạn có những lợi thế đáng kể. Một vài trong số đó thậm chí có thể quan sát được như là mật độ chất xám, nơi chứa hầu hết Nơ-ron và Synap trong bộ não, cao hơn cùng với đó là một số khu vực của não hoạt động mạnh hơn khi sử dụng ngôn ngữ thứ hai.

Lợi ích của việc biết nhiều ngôn ngữ

Biết nhiều ngôn ngữ là một lợi thế lớn

Lợi ích của việc biết nhiều ngôn ngữ

Việc bộ não được “luyện tập” trong suốt cuộc đời như vậy cũng giúp làm chậm thời gian phát các bệnh như Alzheimer’s hay chứng mất trí tới khoảng 5 năm. Ngày nay, những lợi ích của việc
biết hai thứ tiếng đối với quá trình nhận thức có vẻ khá hiển nhiên, nhưng lại là điều đáng ngạc nhiên với các chuyên gia thời kỳ trước. Trước những năm 1960, song ngữ được coi là điều bất lợi làm chậm sự phát triển của trẻ em bằng cách bắt chúng dành quá nhiều công sức để phân biệt hai ngôn ngữ. Quan điểm này được dựa trên các nghiên cứu sai lệch. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tuy thời gian phản ứng và số lỗi mắc phải của một vài học sinh song ngữ tăng lên trong các bài kiểm tra chéo ngôn ngữ, nó cũng chỉ ra rằng những nỗ lực và sự tập trung cần thiết để chuyển đổi giữa hai ngôn ngữ kích thích nhiều hoạt động và từ đó củng cố vỏ não tiền trán vùng lưng bên.
Đây là phần não có vai trò quan trọng trong chức năng điều hành, giải quyết vấn đề, chuyển đổi giữa các công việc và lọc bỏ những thông tin không quan trọng trong lúc tập trung. Vì thế, việc biết hai thứ tiếng có thể không làm bạn thông minh hơn nó giúp não bộ của bạn khỏe mạnh, phức tạp và hoạt động tích cực hơn, và nếu như bạn không có may mắn được học ngoại ngữ từ khi còn nhỏ, không bao giờ là quá muộn để tự cho mình một đặc ân và làm nên bước nhảy vọt về ngôn ngữ từ “Hello” tới “Hola,” “Bonjour” hay “您好’s”. Bởi vì đối với bộ não, một bài luyện tập nhỏ có tác dụng rất lớn.

Nguồn: TED Ed